Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Đến năm 2020, khó mua và đăng ký xe máy mới?

Hãy nhìn vào Hệ Thống giao thống mà xem, rất khó có thể phát triển hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo nhất là xe buýt nếu đường xá như hiện nay. 

Từ nay đến 2020, sẽ có hàng loạt biện pháp để hạn chế xe máy trên cả nước.

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được điều chỉnh nêu rõ: “hạn chế mức tăng số xe máy bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước. Xe máy sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, khu vực không có vận tải khách công cộng, dự kiến đến năm 2020 có khoảng 36 triệu xe máy”.

Với ô tô cũng định hướng “hạn chế dần, tiến tới không lưu hành các phương tiện xe ô tô không phù hợp kết cấu hạ tầng giao thông”. Số lượng ô tô dự kiến đến năm 2020 theo quy hoạch vào khoảng 3,2 – 3,5 triệu xe.

Theo Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết tháng 7/2012 tổng số phương tiện cơ giới đăng ký lưu hành là 37.191.126 chiếc (trong đó ôtô là 1.950.964 chiếc và môtô là 35.240.162 chiếc). Như vậy, số lượng xe máy đã đến ngưỡng và có thể nói từ 2013 - 2020 xe máy sẽ bị hạn chế mạnh. Điều này khiến DN xe máy, ô tô thêm lo lắng.

Xe máy hết thời?

Nhiều ý kiến cho rằng, số liệu thống kê xe đăng ký được tính từ nhiều chục năm qua, trong khi có rất nhiều xe máy cũ, hư hỏng không được loại bỏ. Nếu quy định niên hạn sử dụng xe máy thì sắp tới sẽ có một lượng lớn xe máy không còn được phép lưu hành, tạo dư địa cho tiêu thụ xe mới.

Tuy nhiên, việc quy định niên hạn sử dụng xe máy phải cân nhắc kỹ. Trước đây, các cơ quan chức năng cũng đã có đề xuất quy định niên hạn với xe máy là 8 năm hoặc 100.000 km, nhưng gặp rất nhiều sự phản đối nên lại thôi.

Hiện vấn đề này vẫn đang được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng nước ta có nhiều gia đình nghèo sử dụng xe cũ làm phương tiện đi lại, làm ăn nên cần phải tính toán hết sức cẩn trọng, nên tham khảo thêm ý kiến của dư luận.

Có ý kiến lại cho rằng không nên quy định niên hạn. Chỉ nên quy định tiêu chuẩn khí thải và thu phí khí thải. Xe càng cũ thu phí khí thải càng cao để hạn chế người dân sử dụng, giống như nhiều nước trên thế giới đang áp dụng...

Nếu chưa ban hành được quy định niên hạn mà hạn chế ngay thì với số xe máy đã gần 36 triệu chiếc thì xe máy gần như sẽ đối mặt với nhiều biện pháp “gần như phải đóng cửa” kiểu như dừng đăng ký?.

Tuy nhiên một chuyên gia của Bộ Giao thông vận tải cho biết, sẽ nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khác để hạn chế sử dụng xe máy nhất là tại khu vực thành thị. Chẳng hạn như là cấp hạn ngạch đối với xe máy (đề xuất Chính phủ chỉ cho phép đăng ký 1 số lượng xe nhất định mỗi năm, căn cứ vào số lượng này sẽ phân bổ hạn ngạch về các địa phương), hay tạm ngừng đăng ký xe máy, tăng thuế phí...

Như vậy, kiểu gì xe máy cũng bị hạn chế. Theo tính toán, chỉ cần hạn chế xe máy ở mức dưới 3 triệu xe/năm từ nay đến 2020 thì ngành công nghiệp xe máy sẽ đi xuống do sản lượng giảm.

Năm 2012 dù kinh tế khó khăn, thị trường giảm sút thì tiêu thụ xe máy vẫn đạt 3,11 triệu chiếc. Các DN dự báo, tiêu thụ xe máy tại Việt Nam vẫn còn tăng trưởng mạnh, có thể đạt tới 4,5 triệu xe/năm vào 2018 - 2020 chứ không chỉ xoay quanh mức 3 triệu xe/năm như hiện nay. Chính vì vậy, các DN đã đầu tư tăng công suất lên gần 5 triệu chiếc/năm.

Nếu hạn chế, thì những nhà máy mới đầu tư có nguy cơ không bao giờ đi vào sản xuất. Bởi những nhà máy cũ chưa chạy hết công suất thì nhà máy mới đi vào sản xuất làm gì?

Không những thế nhiều DN sản xuất phụ tùng cung cấp cho các DN này cũng sẽ gặp khó khăn theo. Nhiều DN đang sản xuất linh kiện xe máy khác cùng các DN làm nhiệm vụ bán hàng, vận tải... chắc chắn sẽ rất khó khăn khi số lượng xe máy bán ra giảm mạnh và hàng chục nghìn lao động có nguy cơ mất việc làm.

Trước thực tế này, các DN cho biết họ rất bất ngờ trước thông tin xe máy sẽ bị hạn chế. DN phàn nàn, chính sách Việt Nam hết sức thiếu ổn định và thay đổi theo kiểu bất ngờ khiến họ trở tay không kịp.

Nhiều năm qua thị trường xe máy Việt Nam liên tục tăng trưởng cao và không thấy có kế hoạch hạn chế nào. Vì vậy các DN đã mở rộng đầu tư; đùng 1 cái lại ra đời chính sách khống chế số lượng xe mà không báo trước.

DN ô tô rút lui?

Với ô tô thì không nói hạn chế, nhưng dự kiến đến năm 2020 theo Bản quy hoạch sẽ có khoảng 3,2 – 3,5 triệu xe, trong khi hiện nay đã ở mức 2 triệu xe, như vậy tiêu thụ bình quân chỉ 200.000 xe/năm. Theo các DN với số lượng xe này khó có thể thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển.

Ông Laurent Charpentier, Tổng giám đốc Ford Việt Nam cho biết, hơn hai năm trước, khi tôi đến Việt Nam, nếu chính sách khi đó giữ nguyên thì dự báo thị trường ô tô năm 2020 đạt quy mô 450.000 xe, tạo ra triển vọng và kế hoạch lớn cho các nhà sản xuất. Nhưng diễn biến trong vòng một năm rưỡi trở lại đây đã khiến dự đoán về thị trường năm 2020 chỉ còn dưới 300.000 xe, khiến cho cơ hội của các DN không còn nhiều.

Không những thế bắt đầu từ 2014 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước Asean về Việt Nam theo Hiệp định AFTA sẽ giảm còn 50% và tiếp tục giảm các năm sau cho đến 0% vào 2018.

Các DN lo ngại như vậy xe nguyên chiếc nhập khẩu sẽ tràn cạnh tranh khiến cho cácDN ô tô trong nước không có cơ hội. Nếu nhìn sang Thái Lan thì hiện mỗi năm quốc gia này sản xuất tới 2,5 triệu ô tô và tiêu thụ trong nước 1,5 triệu chiếc thì con số xe tại Việt Nam thật nhỏ bé.

Các DN tính toán sẽ rút lui khỏi Việt Nam và chỉ nhập khẩu xe về bán. Điều mà tất cả mọi người phải thừa nhận là sau 2020 chắc chắn Việt Nam sẽ có thị trường ô tô lớn. Khi đó thu nhập bình quân đầu người là 3.000 USD/năm, đây cũng là mức thu nhập khiến cho thị trường ô tô bùng nổ. Tuy nhiên nếu sản xuất trong nước không đáp ứng thì chắc chắn xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ thay thế chiếm lĩnh thị trường.

Sở dĩ người dân đi xe máy là vì họ cảm thấy nhanh chống, linh động và tiện lợi. Nếu phương tiện giao thông công cộng tốt hơn phương tiện cá nhân thì ai lại chọn cái khổ cho mình.

Các bô nhà...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét